Các thử nghiệm được làm tại Trung Tâm Kỹ Thuật Khách Hàng (CTC) của 3M

Có hai cách để có thể nhận ra điều này. Một là cuộn một miếng phim nhỏ lại rồi bỏ vào nước. Do phim nhiều lớp sẽ có mức độ phản quang khác nhau nên nó sẽ tạo ra hình, màu sắc khác nhau khi ở độ cong khác nhau. Kết quả là cuộn phim nhiều lớp khi bỏ vào trong một ly hay bình nước sẽ có nhiều màu sắc kiểu cầu vồng khi có nguồn sáng chiếu vào. Trong khi phim kim loại thì nó chỉ là một lớp phim nên nó không thay đổi màu sắc, và nó chỉ là một màu.

Phim bên trái là 3M 200 lớp nên các mức độ phản quang khác nhau tạo ra màu sắc khi bỏ vào nước. Bên phải là phim bình thường với 1 lớp.

Cách thứ hai để biết một tấm phim phủ kim loại và một tấm phim không phủ là dùng quả cầu Plasma. Quả cầu Plasma sẽ phóng điện từ tâm đến vùng nào mà có vật liệu dẫn điện chạm lên. Trong thí nghiệm (xem rõ hơn ở video), khi mình cầm tấm film kim loại chạm lên trên quả cầu thì sẽ thấy điện phóng vào vị trí giao tiếp giữa tấm film và quả cầu. Còn khi để tấm film nhiều lớp, không có kim loại, không có dẫn điện lên quả cầu thì nó không có phóng điện…

Bên trái là kính có lớp kim loại dẫn điện nên quả cầu plasma phóng điện ra chỗ tiếp xúc. Bên phải là phim 3M 200 lớp không dẫn điện nên khi để lên quả cầu plasma thì không có phản ứng.

Họ để một ống kim loại với phần lỗ bên trên để có thể bỏ điện thoại vào đó. Khi che ống kim loại đó lại bởi một tấm film cách nhiệt kim loại thì nó sẽ tương tự như ở trong xe hơi.

Trong thử nghiệm, dùng tấm kính có dán film kim loại để che lỗ bỏ điện thoại thì sẽ mất sóng điện thoại. Trong khi dùng tấm kính có dán film nhiều lớp của 3M thì sóng được truyền qua bình thường.

 

 

 

Sóng điện thoại bị chặn, không đi qua được tấm kính có dán film kim loại. Không chỉ sóng điện thoại mà các loại sóng khác cũng bị chặn như GPS, Bluetooth, thẻ thu phí tự động RFID

 

 

 

Sóng điện thoại vẫn đi qua tấm kính có dán film cách nhiệt 3M giống như đi qua một lớp kính bình thường.

Thử nghiệm này cho thấy film cách nhiệt phủ kim loại không còn phù hợp với thời đại này khi mà chúng ta dùng quá nhiều thiết bị điện tử có kết nối như sóng điện thoại, sóng GPS, Bluetooth và đặc biệt là anh em dùng kết nối RFID để đi qua trạm thu phí mà dán bên trong xe là sẽ không dùng được.

 

  • Khi đi qua kính có dán film 3M: khoảng 30w/m2
  • Khi đi qua kính có dán film bình thường: khoảng 67w/m2
  • Khi đi qua kính không dán film: khoảng 300w/m2

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep44.jpg
Thử dùng kính hồng ngoại chiếu vào máy đo năng lượng. Anh em thấy máy hiển thị gần 300W/m2. Đây là nguồn gây nóng trong xe.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep46.jpg
Kính có dán film cách nhiệt công nghệ phủ kim loại bình thường chỉ còn khoảng 67W/m2 đi qua. Mình không rõ dòng kính này là dòng nào nhưng nó sẽ khác nhau tùy theo dòng và thùy theo lượng sáng đi qua.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep45.jpg
Kính có dán film cách nhiệt 3M 200 lớp chặn được khoảng 90% năng lượng đi qua, chỉ còn lại khoảng 31W/m2. Mình không rõ dòng kính này là dòng nào nhưng nó sẽ khác nhau tùy theo dòng và thùy theo lượng sáng đi qua.

  • Kính có dán film 3M Crytalline: 27.7 độ C, chặn được khoảng 98%
  • Kính không dán film: 37 độ C, chặn được khoảng 20%

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep47.jpg
Bên trái là đèn hồng ngoại chiếu qua kính có dán film cách nhiệt 3M dòng Crystalline. Bên phải là đèn hồng ngoại chiếu qua kính không dán phim cách nhiệt, kính này cũng là kính loại tốt, tương tự như kính xe hơi.

Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời hoặc trong bóng râm là nguyên nhân dẫn đến ung thư da và các bệnh ung thư khác cũng như tác hại đến mắt, giảm miễn dịch… Kính xe hơi loại tốt thường cũng đã trang bị phần chặn tia cực tím rồi các xe giá rẻ thường không có, nên nếu xem cấu hình mà xe anh em không có phần chặn tia cực tím thì anh em cần phải trang bị.

 

  • Kính không dán film: chặn được 17% tia UV20% tia IR
  • Kính dán film cách nhiệt kim loại: chặn được 98% tia UV70% tia IR.
  • Kính dán film cách nhiệt 3M Crytalline: chặn được 100% tia UV92% tia IR.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep34.jpg
Đèn pin nhỏ là đèn cực tím, đèn lớn là đèn hồng ngoại.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep35.jpg
Khi mở lên mà không có kính gì chắn qua thì đo được như trên.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep39.jpg
Kính bình thường cũng đã chặn được phần nào tia cực tím cũng như tia hồng ngoại.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep38.jpg
Kính dán film kim loại cũng chặn được gần hết hai tia này.

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep36.jpg
Kính dán film quang học đa lớp chặn gần như 100% tia cực tím và hơn 90% tia hồng ngoại.

Mang 3 chiếc máy mà 3M dùng trong phòng thí nhiệm ra ngoài thử với ánh sáng mặt trời và trong xe có dán film cách nhiệt 3M Crytalline. Kết quả như sau:

  • Năng lượng đo được: 300W/m2 đến 500W/m2
  • Tia IR đo được: 120W/m2 đến 250W/m2
  • Tia UV đo được: 600W/m2 đến 700W/m2

3M_CTC_Crytalline_film_tinhte_cuhiep68.jpg

 

  • Năng lượng chặn được: 85% đến 92%
  • Tia UV chặn được: gần như 100%
  • Tia IR chặn được: khoảng 96%

trong_xe.jpg

Nguồn: CUHIEP diễn đàn tinhte.vn