Hằng năm, rất nhiều vụ tai nạn xe cơ giới xảy ra đều do tính chủ quan của người lái. Một trong số đó là việc chuyển làn đường gây bất ngờ cho cả người lái và các phương tiện di chuyển bên cạnh. Theo thống kê, cứ khoảng 4km thì người lái chuyển làn một lần trên đường. Ngoài sự chủ quan, bất cẩn, thiếu quan sát, còn có một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng chính là người lái bị khuất tầm nhìn, hoàn toàn rơi vào điểm mù. Mỗi khi lái xe, tài xế chỉ cần lơ là 2 giây là đã có xe khác vượt lên bất ngờ.
Điểm mù là gì?
Điểm mù là những vùng không gian bên ngoài xe bị che khuất và không nằm trong tầm nhìn của người tài xế.
Nói cách khác, người lái xe không thể nào quan sát được điểm mù thông qua gương chiếu hậu lẫn nhìn trực tiếp. Các vị trí điểm mù thường gặp là điểm mù gây ra bởi gương chiếu hậu, điểm mù qua cột A, điểm mù phía trước và sau xe.
Xem thêm: LÁI XE Ô TÔ MÀ KHÔNG BIẾT NHỮNG ĐIỂM MÙ NÀY RẤT DỄ GÂY TAI NẠN
Điểm mù thường thể hiện sự nguy hiểm đặc biệt khi người lái điều khiển xe chuyển làn, rẽ ở các ngã tư hoặc đậu xe vào bãi. Khi đó, điểm mù khiến người điều khiển không thể nhìn thấy được những chiếc xe đang chạy cùng làn/khác làn từ phía sau, những chiếc xe đang chạy cắt qua giao lộ… khiến việc rẽ hoặc chuyển làn trở nên cực kỳ nguy hiểm do người lái không thể chủ động quan sát để xử lý tình huống.
Những điểm mù trên ô tô và hậu quả khi xoay đầu nhìn ra sau
Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu các tai nạn xảy ra, các hãng đã phát triển hệ thống cảnh báo điểm mù dành cho người lái (Blind Spot Monitoring System). Đúng như tên gọi, hệ thống này có vai trò theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe và cảnh báo người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển bên trong các vùng này.
Có thể chia hệ thống cảnh báo điểm mù thành hai dạng chính là:
– Hệ thống cảnh báo điểm mù bị động: trước đây, nhằm giảm chi phí, các hãng xe thường trang bị trên gương chiếu hậu thêm một gương cầu lồi nhỏ, nằm ở một góc của gương chiếu hậu. Mục đích nhằm giúp người lái thấy những vùng bị che khuất mà một gương chiếu hậu thông thường không thể soi thấy. Hệ thống đơn giản này đến nay vẫn tỏ ra khá hiệu quả và được sử dụng khá phổ biến.
– Hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động: một hệ thống giám sát điểm mù gồm các bộ phát sóng điện từ gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hoặc cản sau có nhiệm vụ phát ra sóng điện từ khi xe đang di chuyển. Ngoài ra, có thể có thêm camera được đặt trên hai gương chiếu hậu. Khi một chiếc xe phía sau hoặc bên hông tiến quá sát đến chiếc xe của bạn thì bộ phát sóng điện từ sẽ nhận ra và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Hệ thống sẽ cảnh báo bạn bằng cách phát âm thanh, rung vô lăng và hình ảnh sẽ hiện thị lên màn hình trung tâm cho dễ quan sát, thậm chí có nhiều dòng xe sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tình huống.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết thêm về hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động được ví như là “Đôi mắt” thứ hai bảo vệ người lái này nhé!
Hệ thống cảnh báo điểm mù chủ động
a. Khái quát chung:
Hệ thống cảnh báo điểm mù sử dụng các cảm biến để phát hiện một hay nhiều phương tiện ở làn đường liền kề mà người lái xe không quan sát được. Hệ thống cảnh báo người lái xe về sự hiện diện của xe đang đến gần, tạo điều kiện thay đổi làn đường an toàn.
Hệ thống cảnh báo điểm mù
b. Chức năng:
Hệ thống cảnh báo điểm mù bao gồm các radar được gắn trên thân xe, gương chiếu hậu, hay cản sau ở các vùng bị ảnh hưởng mù. Các radar sẽ phát ra sóng điện từ. Khi có xe nào tiến lại gần trong vùng này, các sóng điện từ sẽ bị cản lại. Do đó, hệ thống nhận biết được tín hiệu hồi về không đúng. Nó sẽ cảnh báo và tính toán chính xác khoảng cách các va chạm sắp sửa xảy ra.
Vị trí của cảm biến
Cấu tạo chung
Hệ thống cảnh báo có thể được hiển thị ở 2 bên trục A hoặc trong gương chiếu hậu dưới dạng biểu tượng
Cảm biến cảnh báo điểm theo xe Kabis sử dụng công nghệ radar
Hệ thống cảnh bảo điểm mù chủ động có thật sự đáng tiền không?
Sau khi đã tìm hiểu về cách hệ thống này hoạt động, bạn hẳn sẽ thắc mắc: liệu chúng có đáng tiền không? Suy cho cùng, hầu hết nhà sản xuất đều cung cấp hệ thống này như một tùy chọn thêm khi mua xe. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải tự mình quyết định xem có nên chi thêm cho hệ thống này hay không.
Câu trả lời ngắn gọn nhất là còn tùy vào 4 yếu tố.
Yếu tố đầu tiên bạn cần xem xét là kích thước xe của bạn. Xe có kích thước càng lớn sẽ càng có nhiều điểm mù. Vậy nên, đây sẽ là trang bị hữu ích cho những chiếc SUV cỡ lớn như Ford Explorer, Toyota Highlander hoặc những chiếc Minivan cho gia đình như Toyota Sienna, Honda Odyssey.
Yếu tố thứ hai cần quan tâm là tầm nhìn trên chiếc xe của bạn. Nếu chiếc xe bạn định mua có tầm quan sát rộng và được thiết kế với cửa kính kích thước lớn, bạn có thể không cần đến BSM.
Yếu tố quan trọng tiếp theo là điều kiện vận hành của xe. Hệ thống cảnh báo điểm mù hoạt động hiệu quả nhất với điều kiện đường lớn có nhiều làn, đường cao tốc nơi người lái thường chuyển làn ở tốc độ cao hoặc các đường thành phố xe đông đúc và bạn cần rẽ nhiều….
Yếu tố cuối cùng, cũng giống như khi mua xe, bạn nên trực tiếp trải nghiệm để có được cảm nhận và đánh giá chính xác nhất về hệ thống này. Hãy chạy thử một chiếc xe có trang bị BSM, từ đó bạn có thể đưa ra quyết định xem nó có đáng tiền và phù hợp với bản thân hay không.